Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm?
    Tin Việt Nam
Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan
    Tin Cộng Đồng
Nổ tại căn cứ quân sự Campuchia, 20 binh sĩ thiệt mạng
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Xã Luận
Ma lược hay chiến lược của trục quay Châu Á
Hầu hết chúng ta không lạ gì chiến lược “Xoay trục về Châu Á” đã được Tổng thống Obama công bố vào năm 2011. Tuy nhiên ít có người để ý rằng chiến lược nầy thật sự không phải bắt nguồn từ Tổng thống Obama, mà từ thời Tổng thống George W. Bush đưa ra ở vào những ngày gần cuối nhiệm kỳ.

 


Khi ấy Bạch Ốc đã thấy được manh nha của Bắc Kinh. Do đó, mục đích của “Xoay trục Châu Á” là chận đứng những ý đồ thôn tính Biển Đông, buộc Trung Quốc phải tôn trọng trật tự quốc tế theo luật áp đặt tại Liên Hiệp Quốc về chủ quyền biển đảo tại Châu Á Thái Bình Dương. 

 

Xoay trục Á Châu được các nhà chính sách và quân sự Hoa Kỳ phối hợp, hoạch định lộ trình vừa phòng thủ lẫn tấn công và thành lập Liên minh chung trên những quốc gia liên hệ. Song song với kết hợp, Ngũ Giác Đài đưa thêm sức mạnh vào khu vực Á Châu, thành lập các căn cứ quân sự, thiết lập quan hệ ngoại giao nồng nhiệt hơn cùng với các quốc gia láng giềng Nhật Bản, Việt Nam, Miến Điện. Mặc khác về kinh tế họ đã đẩy mạnh thêm các đối tác thương mại. 

 

Cho đến nay, dưới thời Tổng Thống Trump đang bước sang một dấu ngoặc khác, cho dù Tòa Trọng Tài đã tuyên bố hồi tháng 7 năm 2016 là Phi Luật Tân thắng kiện. Tuy nhiên, ngoài việc Bắc Kinh không tuân thủ phán quyết của Tòa Trọng Tài, Tổng Thống Phi Duterte đã ngã hẳn về phía Trung Quốc, tạo thêm trở lực mới cho việc xoay trục của Hoa Kỳ. Mặc dầu thế, cho dù Dân Chủ hay Cộng Hòa lãnh đạo nước Mỹ, việc xoay trục là một chính sách đã được vạch sẵn nên phải được thực thi nếu Hoa Kỳ không muốn mất đi quyền lợi và vai trò lãnh đạo thế giới, trong đó kể cả lòng tin về một nước Mỹ vĩ đại và hùng mạnh đối với những quốc gia Á Châu, một khi Trung Quốc tiếp tục bành trướng và chiếm đoạt.

 

Sự chiếm đoạt Biển Đông của Trung Quốc là lý do để các quốc gia Đông Nam Á liên kết, và rồi đây có thể Mỹ sẽ không tránh khỏi cuộc xung đột vũ trang trong tương lai, cho dù kềm chế. Mặc dầu Mỹ có những hạn chế trong vấn đề tuần tra Biển Đông. Tuy nhiên, hạn chế chỉ là vấn đề thời gian, và Bắc Kinh nên hiểu rằng nhân dân Mỹ sẽ không có đủ kiên nhẫn cho phép Trung Quốc tiếp tục bành trướng ưu thế Biển Đông, một khi quyền lợi của họ bị đe dọa. Cho nên, từ thời Tổng Thống Obama, ngân sách quốc phòng vẫn duy trì ở mức độ khả thi, nhất là về tiềm năng Hải Quân không bị cắt giảm. Trên phương diện khác, Mỹ vẫn tiếp tục củng cố và đẩy mạnh lại mối quan hệ với Nhật Bản, Mã lai, Đài Loan, Úc, Việt Nam, kể cả những rạn nứt với Phi Luật Tân. Tất cả những động thái trên là bức thông điệp rất rõ ràng cho thấy Mỹ đã thành công trong việc tạo dựng một mạng lưới đa phương thay vì đơn phương. 

 

Chuyến công du đầu tiên của Ngoại trưởng Rex Tillerson

 

Đứng trước những biến chuyển Châu Á, tân Ngoại trưởng Rex Tillerson đã công du 3 nước Nhật Bản, Nam Hàn và Trung Quốc. Mục đích của chuyến viếng thăm nầy như một thăm dò và khẳng định lại vai trò của Hoa Kỳ dưới sự lãnh đạo của Tổng Thống Trump đối với Nhật Bản, Đại Hàn và Trung Quốc. Đồng thời bàn luận cho chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của Tập Cận Bình. Trong đó, vấn đề vũ khí mà Bình Nhưỡng thử nghiệm sẽ được đưa ra, như một điều kiện Hoa Kỳ đòi hỏi Bắc Kinh dùng ảnh hưởng của mình để áp lực Bắc Hàn phải chấm dứt, nếu không muốn Hoa Kỳ trả đũa bằng hành động quân sự với Bình Nhưỡng, nếu họ vẫn tiếp tục. Hoặc những hạn chế thương mại với Bắc Kinh và đồng Nhân Dân Tệ. Ngoài ra, chuyến viếng thăm của Ngoại Trưởng Rex Tillerson còn cho chúng ta thấy rằng đây là dấu hiệu tích cực của chính quyền Trump đối với Á Châu, nhằm triển khai những bất đồng và giải tỏa những rạn nức trong quá khứ, cũng như duy trì vai trò của Hoa Kỳ tại Đông Nam Á.

 

Riêng đối với vấn đề Bắc Hàn, nếu họ vẫn tiếp tục triển khai chương trình thử nghiệm hạt nhân, biện pháp sẽ đưa Bình Nhưỡng trở thành một quốc gia nằm trong trục ác quỷ như trước đây Tổng Thống Bush đã đưa ra. Mặc dầu, gần đây chính quyền Tổng Thống Trump đã đưa ra một chính sách mới của Mỹ đối với Châu Á-Thái Bình Dương. Chính sách mà theo bà trợ lý Ngoại trưởng Susan Thornton cho biết Tổng Thống Trump triệt tiêu danh xưng “Xoay Trục về Châu Á” hay “Tái Cân Bằng” như Obama đề ra trước đây. Thay vào đó, chính quyền sẽ có một danh xưng khác, nhưng nội hàm thì thực tế và hữu hiệu hơn. Và, bà Thornton tuyên bố thêm: "Chúng tôi sẽ tiếp tục tham gia tích cực ở châu Á. Nền kinh tế châu Á rất quan trọng với sự thịnh vượng và phát triển của Mỹ, chúng tôi sẽ tiếp tục với các vấn đề như thương mại công bằng, thương mại tự do và các thách thức an ninh như Triều Tiên. Mỹ cũng sẽ tiếp tục thúc đẩy hòa bình và ổn định ở châu Á". Ấy là những gì bà trợ lý Ngoại Trưởng tuyên bố theo lộ trình đã được Tổng Thống Trump đưa ra. Tuy nhiên tính từ năm 1995 đến nay, Mỹ đã bỏ ra 1.5 tỷ Dollars viện trợ nhân đạo cho Bắc Hàn qua các chương trình y tế, lương thực và năng lượng. Trong đó có sự đàm phán trực tiếp từ Nga sô, Trung Quốc, Nam Hàn, Nhật Bản và Hoa Kỳ. Thế nhưng các chương trình tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên không giảm ngược lại vẫn tăng tốc.

Khác với những xoa dịu từ hành pháp mà Ngoại Trưởng Rex Tillerson mang thông điệp của Trump chuyển tải đến Bắc Kinh, lập pháp Hoa Kỳ do Thượng Nghị Sĩ Marco Rubio và Ben Cardin vào ngày 15 tháng 3 đã đệ trình một dự luật trừng phạt Trung Quốc vi phạm về vấn đề Biển Đông và Hoa Đông. Phải chăng dự luật nầy như một điều kiện chính trị để giúp thêm sức ép cho Ngoại Trưởng Tillerson mặc cả với Bắc Kinh? Và cuộc gặp giữa Tập Cận Bình cùng Tổng Thống Trump vừa qua tại Florida.

 

Đổi lại với những áp lực ngoại giao giữa Bắc Kinh lên Hán Thành, khi họ đã đặt hệ thống tên lửa phòng thủ ở giai đoạn sau cùng vào lãnh thổ Triều Tiên. Chính loại THAAD (Terminal High Altitude Area Defense) nầy chẳng những có khả năng bắn vào Bình Nhưỡng mà còn đe dọa lãnh thổ Trung Quốc.  Do đó Bắc Kinh hiện đang xử dụng Bình Nhưỡng như một điều kiện để yêu sách Hoa Thịnh Đốn. Tương tự như dự luật của Rubio và Cardin.

Chưa hết, Bắt Kinh lại còn thách thức Hoa Kỳ qua việc họ tiến hành cuộc tập trận chung quanh đảo Đài Loan và thỏa thuận bán vũ khí cho Phi Luật Tân, một đồng minh lâu năm của Mỹ nay đã ngã về Trung Quốc.




Ảnh hưởng sau chuyến đi của Rex Tellerson đối với Việt Nam.

 

Trong tiến trình bang giao giữa Hoa Kỳ và Việt Nam sau hơn 2 thập niên qua có lúc lên, lúc xuống giống như roller coaster. Kể từ thời Bill Clinton, George W. Bush rồi đến Barrack Obama, chính sách Hoa Kỳ có những thay đổi đáng kể đối với Việt Nam và ngược lại Việt Nam cũng đã đáp ứng những yêu cầu của Mỹ trên lãnh vực nhân quyền và tự do tôn giáo. Đổi lại cả 2 cùng có một mục đích dựa lưng nhau trong chiến lược, không nhất thiết ai cần ai hơn. Vì cả 2 cần nhau, nhưng mục đích có thể khác nhau. Đến nay, dưới thời Tổng Thống Trump cho dù có sự thay đổi trong chính sách đối ngoại, nhưng Biển Đông vẫn là Biển Đông, là con đường huyết mạch để vận chuyển, nên Hoa Kỳ không thể lãng quên. Do đó, yếu tố Hoa Kỳ là một phương án mà Hà Nội không thể xao lãng. Nhất là Ngoại Trưởng Rex Tillerson người đã từng nắm giữ vai trò Chủ Tịch công ty dầu khí Exxon-Mobil, đã ký kết khai thác tại Cá Voi Xanh thuộc Quảng Nam và Quảng Ngãi, rất gần đường 9 đoạn mà Trung Quốc luôn luôn tuyên bố thuộc chủ quyền của họ.

 

Hơn ai hết ông Rex Tillerson thấu hiểu tường tận về nỗ lực ngăn chận của Trung Quốc từ năm 2007 cho đến nay. Nhưng chắc chắn ông Tillerson sẽ không chùn bước trước phản ứng của Bắc Kinh, nên Việt Nam và Exxon-Mobil đã ký kết khai thác chung vào ngày 30/6/2009. Trên khía cạnh khác thuộc về cá nhân, những người cộng tác chung quanh ông Rex Tillerson cho biết ở vai trò lãnh đạo tập đoàn dầu khí Exxon-Mobil trước đây, ông không có nhiều thiện cảm với Trung Quốc, vì lòng tham lam và thiếu thật thà của họ. Đây chính là cơ hội để chúng ta có thể tiến gần đến những người thân cận và ảnh hưởng đến ông Rex Tillerson và Tổng Thống Trump, như Trung Quốc đang làm./.




Tiến sĩ Nguyễn Hữu Hoạt

 
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Trung Quốc trước áp lực toàn cầu trong chính sách phá giá (24-04-2024)
    Mục Tiêu & Nhu Cầu Duy Trì Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) (22-03-2024)
    Lá Thư Tổng Biên Tập (08-02-2024)
    Mơ Hồ Chiến Lược (15-01-2024)
    Sự kết thúc của phép màu kinh tế Trung Quốc (16-12-2023)
    Cộng và trừ trong chương trình trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) (20-11-2023)
    Cản lực và quyết tâm (19-10-2023)
    Chiến trường là thành tố cho nỗ lực hòa đàm (30-08-2023)
    Cuộc chiến chưa có lối ra (03-08-2023)
    Nguy cơ lão hoá của Trung Quốc (04-07-2023)
    Sức Mạnh Bảo Vệ Hoà Bình (17-05-2023)
    Tham vọng thống trị công nghệ của Bắc Kinh (22-04-2023)
    Dấu chân Đại hán trên châu Mỹ-Latin (22-03-2023)
    Cuộc Chiến Chưa Có Lối Ra (31-01-2023)
    Thuật ngữ của ĐCSTQ Trong Các Kỳ Đại Hội Đảng (11-12-2022)
    Kim Jong-Un kẻ cuồng vọng hạt nhân (07-11-2022)
    Trật tự mới trong tầm nhìn của Bắc Kinh và Moscow (12-10-2022)
    Kịch bản cho một cuộc chiến Đài Loan & Trung Quốc (14-09-2022)
    MỘT VIỆT NAM ĐOÀN KẾT HƠN, QUYẾT TÂM HƠN SAU ĐẠI DỊCH (10-09-2022)
    Tham vọng của Tập Cận Bình trong Đại Hội Đại Biểu Đảng CSTQ lần thứ 20 (10-08-2022)

Các bài viết cũ:
    Trên thực tế của chủ thuyết Trump (19-03-2017)
    Điều kiện phục vụ cho mục đích (17-02-2017)
    Ẩn số Đài Loan (12-01-2017)
    Nước Anh từ chuyển động đến tác động. (27-07-2016)
    Tác động đàng sau chuyến thăm của Tổng thống Obama (16-06-2016)
    Liên Minh Á Châu (15-05-2016)
    Make America Great Again? (19-04-2016)
    Con sông Hồng chảy vào đất Việt (15-03-2016)
    Hoa Kỳ trước những thách thức của bom nhiệt hạch (24-02-2016)
    Chính sách Hoa Kỳ trước ẩn số Syria (16-01-2016)
    Sức ma sát trong Diễn đàn hợp tác Kinh tế Châu Á. (26-11-2015)
    Cơ hội & Thách thức (09-11-2015)
    Tác động và thành quả trong chuyến Nhật du của TBT Nguyễn Phú Trọng (16-09-2015)
    Chuyển động bên trong tam giác Mỹ-Việt –Trung (14-09-2015)
    John Kerry, Con Người Gắn Liền Lịch Sử. (19-08-2015)
    Dòng sông vẫn chảy nhưng Phước đã ra đi. (13-08-2015)
    Bước Chân Lịch Sử (11-07-2015)
    Triển vọng phát triển kinh tế Việt Nam (12-06-2015)
    Hillary Clinton: Con người mới trong kỷ nguyên mới (20-05-2015)
    Khát Vọng Dân Tộc (09-04-2015)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152752621.